VIDEO CHỈ ĐƯỜNG
Đường đến trung tâm tiếng Trung Hoàng Liên
Lượt truy cập
  • 18
  • 4967
  • 13,265,364

Phân loại CỤM NGỮ(CỤM TỪ) trong tiếng trung PHẦN 1

  02/10/2017

Phân loại CỤM NGỮ(CỤM TỪ) trong tiếng trung trong học tiếng trung giúp các bạn hiểu được các loại cụm ngữ để sử dụng một cách chính xác, hãy cùng học cùng trung tâm tiếng trung Hoàng Liên:

I. Các loại ngữ được phân theo cấu trúc ngữ pháp

 

1.     Ngữ liên hợp

Ngữ liên hợp do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa các từ trong ngữ không phân chính phụ, có các quan hệ ngang hàng, nối tiếp hoặc lựa chọn.

Ví dụ:

我和你 Wǒ hé nǐ: tôi và anh

读并翻译 Dú bìng fānyì: đọc và dịch

 

2.     Ngữ chính phụ

Ngữ chính phụ do hai hoặc nhiều từ tạo thành, giữa hai từ trong ngữ có quan hệ bổ nghĩa, hạn chế, có phân biệt chính và phụ.

Ví dụ:

我哥哥 Wǒ gēgē: anh trai tôi

非常干净 Fēicháng gānjìng: vô cùng sạch sẽ

能够理解 Nénggòu lǐjiě: có thể hiểu

 

3.     Ngữ động tân

Ngữ động tân do hai từ tạo thành, từ đứng trước biểu thị hành vị động tác, từ phía sau là đối tượng bị động tác hành vi chi phối hoặc liên quan tới hành vi động tác.

Ví dụ:

下雨 Xià yǔ:mưa

走了两个人 Zǒule liǎng gèrén:đã đi hai người

 

4.     Ngữ chủ vị

Ngữ chủ vị do hai từ tạo thành, giữa hai từ có quan hệ trần thuật và bị trần thuật.

Ví dụ:

身体好 Shēntǐ hǎo:khỏe mạnh

思想解放 Sīxiǎng jiěfàng:tư tưởng giải phóng

他高个子 Tā gāo gèzi:anh ta vóc người cao

 

5.     Ngữ bổ sung

Ngữ bổ sung do hai từ tạo thành, từ phía trước biểu thị động tác hay tính chất, từ (hoặc ngữ) phía sai có tác dụng bổ sung, nói rõ cho từ phía trước. Ví dụ:

看完 Kàn wán:xem xong

说清楚 Shuō qīngchǔ:nói rõ

 

6.     Ngữ liên động

Ngữ liên động do hai hay nhiều động từ hoặc ngữ động từ tạo thành. Từ ngữ phía sau có thể là tính từ hoặc ngữ tính từ tạo thành.

Giữa các từ không có quan hệ liên hợp, chính phụ, động tân, chủ vị, bổ sung. Về ý nghĩa, mỗi từ đều có quan hệ với cùng một chủ ngữ và có quan hệ với nhau.

Ví dụ:

开门出去Kāimén chūqù:mở cửa đi ra

来参观Lái cānguān:đến tham quan

 

7.     Ngữ kiêm ngữ

Ngữ kiêm ngữ do một ngữ động tân và một ngữ chủ vị lồng vào nhau tạo thành, tân ngữ của ngữ động tân đồng thời là chủ ngữ của ngữ chủ vị phía sau.

Ví dụ:

叫他来 Jiào tā lái:gọi anh ta đến

有人敲门 Yǒurén qiāo mén:có người gõ cửa

Trong hai ví dụ trên, 他 và 人 là kiêm ngữ.

 

8.     Ngữ phúc chỉ (ngữ đồng vị)

Ngữ phúc chỉ do hai hoặc nhiều từ tạo thành, chúng chỉ cùng một người hay sự vật, cùng làm một thành phần câu. Ngữ phúc chỉ có tính chất như ngữ danh từ.

Ví dụ:

他们两个 Hai đứa chúng nó

毕业那天 Ngày tốt nghiệp

 

9.     Ngữ giới tân

Ngữ giới tân thường do một giới từ và một danh từ, đại từ hoặc ngữ danh từ tạo thành, thường làm trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ trong câu.

Ví dụ:

在家里(休息)(nghỉ) ở nhà

把胶卷(送给我)(tặng tôi) cuộn phim

 

10.            Ngữ phương vị

Ngữ phương vị do phương vị từ đứng phía sau từ ngữ khác tạo thành, thường làm trạng ngữ, chủ ngữ, định ngữ, tân ngữ trong câu.

Ví dụ:

床上 trên giường

柜台后便 sau quầy hàng

 

11.            Ngữ chữ

Khi viết hoặc nói, nếu danh từ trung tâm đã xuất hiện ở trước, ở sau hoặc không cần thiết nêu ra thì có thể bỏ đi.

Trong trường hợp danh từ trung tâm được lược bỏ đi, ta sẽ có ngữ chữ. Ngữ này chính là do định ngữ vốn có và trợ từ kết cấu tạo thành.

Ví dụ:

我要买上衣,让我看那件黄色的。

Wǒ yāomǎi shàngyī, ràng wǒ kàn nà jiàn huángsè de.

Tôi muốn mua áo, cho tôi xem cái (áo) màu vàng kia.

他有两个孩子,大的十岁,小的五岁。

Tā yǒu liǎng gè háizi, dà de shí suì, xiǎo de wǔ suì.

Ông ấy có hai đứa con, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi.

Trong hai ví dụ trên, là các ngữ chữ.

Ngữ chữ dùng để thay thế cho một danh từ, ý nghĩa và cách dùng có nó tương đương với ngữ danh từ, có thể làm định ngữ, tân ngữ và chủ ngữ. Ngữ tương đương trong tiếng Việt không thể làm chủ ngữ.

Ví dụ:

她说的不是上海话。

Tiếng cô ấy nói không phải là tiếng Thượng Hải.

 

12.            Ngữ so sánh

Ngữ so sánh do trợ từ so sánh đứng sau từ ngữ khác tạo thành, thường làm vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, v.v..

Ví dụ:

像大海一样 như biển rộng

黑夜似得 Như đêm tối

 

13.            Ngữ phức tạp

 

Các ngữ trên đều do hai hay nhiều từ tạo thành. Trong thực tế có thể có các ngữ do hai hay nhiều ngữ tạo thành, nói cách khác là các loại ngữ đã nêu ở trên có thể lồng vào nhau tạo thành ngữ phức tạp.

Ví dụ: 被张老师的孩子(骑去了)Bèi zhāng lǎoshī de háizi (qí qùle)

Ngữ trên là ngữ giới tân, bộ phân “tân” lại là một ngữ chính phụ.

上街买菜

Ngữ trên là ngữ liên động, do hai ngữ động tân 上街  và买菜

tạo thành.

TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG HOÀNG LIÊN

❤HOTLINE: 024.3754.7124 – 0913.542.718 – 01677.116.773

✿Địa chỉ: Số 6-C1, tập thể giáo viên, ĐHNN, ĐHQG, Cầu Giấy, Hà Nội (Đi vào ngõ 261 đường Trần Quốc Hoàn, hướng gần đường Phạm Văn Đồng)

✿Website: https://tiengtrunghoanglien.com.vn

 

Bình luận

Tin tức mới

Học phí HSK