VIDEO CHỈ ĐƯỜNG
Đường đến trung tâm tiếng Trung Hoàng Liên
Lượt truy cập
  • 20
  • 5534
  • 13,265,931

Cách học tiếng Trung hiệu quả - Trung tâm tiếng trung Hoàng Liên

  27/12/2015

Để học tiếng Trung hiệu quả chúng ta cần phải thực hiện tốt các bước sau:

 

1. Về ngữ âm, phát âm tiếng Trung Quốc:

 

Vì phần ngữ âm của tiếng Trung khá đơn giản, không giống như các ngôn ngữ khác, các phát âm của tiếng Hán khá gần với cách phát âm của tiếng Việt. Mỗi từ vựng tiếng Hán được đọc bằng một âm tiết, mỗi âm tiết đều được ghép từ thanh mẫu và vận mẫu, sau đấy đánh vần lại thành âm. Nên khi học bao giờ chúng ta cũng học phần thanh mẫu trước rồi mới chuyển sang phần vận mẫu. Khá nhiều âm trong tiếng Hán đọc giống với tiếng Việt, nên điều quan trọng là chúng ta phải chỉ ra được sự giống và khác nhau ấy, để nâng cao hiệu quả trong quá trình học, rút ngắn thời gian, mà hiệu quả lại cao, họ thường gọi là phương pháp đối chiếu và so sánh.

 

2. Về chứ Hán:

 

Mỗi chứ Hán được viết trong một ô vuông, các chữ Hán thì có chữ chỉ có một nét, rồi đến hai nét, ba nét có những chữ lên tới mười mấy nét. Đây cũng chính là điều làm cho các bạn học tiếng Hán cảm thấy hoang mang khi học, làm sao để nhớ được đây. Nhưng các bạn nên nhớ, tuy chứ Hán rất phức tạp nhưng các chữ lại có nét tương quan với nhau, các chữ phức tạp lại được ghép bởi các chữ và các bộ đơn giản. Nên hiểu và nhớ được các bộ từ 5 nét trở xuống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trinh học chữ Hán.

Chứ Hán còn là dạng chữ tượng hình ghi ý, nhưng lưu ý không phải tất cả chữ Hán là chữ tượng hình, nên khi gặp các chữ tượng hình này chúng ta nên cố gẳng hiểu được ý nghĩa tượng hình trong chữ. Bên cạnh chữ tượng hình thì có chữ tượng thanh, tức là trong từ đó có cách đọc của một số chữ, nên âm đọc hao hao giống các chữ có trong chữ đó. Chính vì đặc điểm này nên khi chúng ta đọc một âm nào đó, người học lâu vẫn có thể mường tượng được ra chữ đó qua cách đọc. Để nhỡ được các chữ tượng thanh thì chúng ta phải tìm hiểu kết cấu của chữ, các chữ tạo thành đọc như thế nào.

Nhiều bạn có nhưng câu hỏi thắc mắc khi học chữ Hán như, em vừa học thì đã quên, viết rất  nhiều nhưng vẫn không nhớ. Lời khuyên đó là một chữ chúng ta chỉ nên viết 10 lần, nhưng mỗi lần viết thì cố gắng động não tư duy xem, từ đó đọc thế nào, do bộ gì hợp thành, và có đặc điểm gì khác với các chứ khác, nó giống với chữ gì, hay dùng trong hoàn cảnh nào. Tuy viết xong là sẽ quên, nhưng chúng ta an tâm học ngoại ngữ nào cũng vậy, không thể nhớ ngay được lần đầu học, mà phải có thời gian, để từ vựng đó, câu nói đó, lặp đi lặp lại tại các thời điểm khác nhau, ít nhất là 3 lần thì ta mới nhớ được. Nên hôm nay hoc, mai quên, hôm sau lại gặp lại thì mới hơi hơi nhớ, hôm khác gặp lại thì mới có thể nhớ và dùng được, sau này cứ dùng nhiều thì lại càng nhớ. Thế nên một buổi học chúng ta không nên chỉ có học một vài chữ, mà phải học nhiều, quên nhiều mới nhớ được nhiều.

Học từ vựng thì phải liên tưởng đến câu, đến ngữ cảnh xảy ra câu nói đó, có như thế mới nhanh dùng được, nên ngữ cảnh của ngôn ngữ là một điều không thể thiếu. Các bạn có thể chú ý, học ngoại ngữ bao giờ cũng có bài khóa, thì mới có từ mới và ngữ pháp, bài khóa chính là bối cảnh xảy ra ngôn ngữ. Chúng ta có thể tự đặt câu cho các từ mới mình vừa học hoặc học thuộc các mẫu câu trong sách hoặc giáo viên đưa ra.

Bản chất của học ngoại ngữ là học thuộc, vậy phải học thuộc thế nào để nhanh nhất mà lại hiệu quả. Các từ vựng trong tiếng Hán luôn có mối liên hệ với nhau, đặc trưng cơ bản của tiếng Hán cũng như tiếng Viết đều giống nhau ở cụm danh từ song âm tiết, đa phần các chữ Hán đứng đơn độc đều có nghĩa, nhưng nó phải kết hợp với một từ gần nghĩa khác, hoặc một hư từ ( từ không có nghĩa hoặc nghĩa không liên quan ) để tạo thành một danh từ. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi của các bạn mới học tiếng Hán đó là : các chữ viết khác nhau, đọc giống nhau thì khi sử dụng phân biệt thế nào, sự kết hợp khác nhau chính là sự phân biệt cơ bản này. Nên khi học các chữ kép, chữ song âm tiết chúng ta phải tra thêm từ điển để hiểu sâu sắc các chứ đơn nằm trong đó, và các từ liên kết khác có liên quan tới từ vựng đó, có như vậy lượng từ vựng chúng ta mới có thể được mở rộng một cách có logic, có hệ thông, mới dễ nhớ, ít quên, vì mình học là học hiểu chứ không phải học vẹt.

 

3. Về kĩ năng nghe và nói:

 

Tại sao ở đây tôi lại ghép hai kĩ năng lại với nhau, vì chúng là 2 kĩ năng có sức chi phối nhau rất lớn. Muốn nghe được thì ta phải nói chuẩn, muốn nói chuẩn thì phải nghe chuẩn. Vậy phương pháp nào hữu hiệu để nâng cao hiệu quả học tiếng Trung. Chúng ta hãy nghe băng và đọc theo, nghe lúc đầu đọc lại còn chưa chuẩn nhưng dần dần sẽ chuẩn, mà đọc chuẩn tức là nhận thức chúng ta chuẩn thì nghe mới nhận ra chữ và phân biệt được chữ. Nếu chúng ta học tiếng Trung mà không nghe băng, cứ tự  nghĩ tự đọc, thì chúng ta sẽ mắc lỗi đó là đọc sai nhiều thành quen, sau sửa mãi không được. Nên ở giai đoạn đầu các bạn đến Trung tâm tiếng Trung Hoàng Liên học tôi luôn khuyên là phải nghe băng rồi đọc theo, đọc chậm sau đọc nhanh, đọc chữ sau đọc cụm từ, rồi tiếp đến đọc cả câu và đoạn văn.

Để ngữ điệu chuẩn khi đọc thì phải làm sao, chúng ta hãy hát các bài hát tiếng Trung, khi ngôn ngữ được hòa quyện thành âm nhạc, thì khẩu ngữ của chúng ta sẽ rất uyển chuyển. Các bài hát bao giờ cũng làm tăng khả năng nói và nghe cho chúng ta, vì hát được bài hát và nghe lại hiểu được nội dung, quả thật là một kì công. Học mà chơi chơi mà học, sẽ tăng hứng thu trong quá trình học, không làm ta thấy bị nhàm chán.

 

Bình luận

Tin tức mới

Học phí HSK